• Mail: quanly@luatanthinh.vn
  • 0896650585

        Hiện nay, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) còn được gọi là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, là giấy phép bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng liên quan đến thực phẩm, dịch vụ ăn uống,… theo quy định tại Khoản 10 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010. Ngoài ra đây cũng là điều kiện cơ sở để các tổ chức, cá nhân có thể tiến hành các thủ tục công bố thực phẩm, công bố thực phẩm chức năng sau này. Để quý khách hàng nắm rõ được trình tự thủ tục xin cấp phép, trong bài viết này LUẬT AN THỊNH xin gửi tới quý khách hàng nội dung tư vấn về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cở sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP để khách hàng tham khảo và hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý. Quý khách hàng tham khảo thông tin tư vấn và liên hệ đến LUẬT AN THỊNH khi có bất kỳ vướng mắc nào.

I. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP

(1) Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế: Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng;Cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng (Chỉ áp dụng với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng yêu cầu bảo quản ở điều điện đặc biệt: ví dụ -5ºC).

(2) Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở y tế:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại :

- Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên;

- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm);

- Nhà hàng, căng tin, bếp ăn tập thể…).

(3) Sở Công thương các Tỉnh/thành phố:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm:

- Bia, rượu, cồn và đồuống có cồn, nước giải khát;

- Bánh, mứt, kẹo;

- Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa;

- Sản phẩm chế biến bột, tinh bột;

- Dầu thực vật.

(4) Chi cục Quản lý chất lượng nông Lâm sản và Thủy sản – Sở Nông Nghiệp:

Nhóm ngũ cốc;

- Nhóm thịt và các sản phẩm từ thịt;

- Nhóm thủy sản và sản phẩm thuỷ sản;

- Nhóm rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả;

- Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng; mật ong và các sản phẩm từ mật ong;

- Nhóm sữa tươi nguyên liệu;

- Nhóm gia vị: muối, đường, hạt tiêu

- Nhóm chè, cà phê, ca cao.

II. CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CẦN CÓ ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP

(1) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010. Riêng đối các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu tại Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

(2) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.                                                                 

III. CÁC GIẤY TỜ KHÁCH HÀNG CẦN CHUẨN BỊ

(1) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

(2) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

(3) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành

IV. CÔNG VIỆC LUẬT AN THỊNH THỰC HIỆN

(1) Tư vấn miễn phí các nội dung liên quan đến thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và các nội dung khác nếu khách hàng có yêu cầu.

(2) Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục.

(3) Soạn thảo các giấy tờ cần thiết khác như: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; …

(4) Tổng hợp thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và nộp lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

(5) Thay mặt khách hàng theo dõi hồ sơ và cập nhật thường xuyên tình trạng hồ sơ sau khi nộp.

(6) Khiếu nại, bổ sung các giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước (nếu có).

(7) Nhận giấy phép và bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn, trường hợp quá thời hạn phải nêu rõ lý do.

V. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12

- Nghị Định 15/2018/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

- Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT về hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các dịch vụ khác tại Luật An Thịnh có thể khách hàng quan tâm:

  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh cá thể.
  • Dịch vụ bổ sung, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghệp.
  • Dịch vụ đăng ký bản quyền, đăng ký nhãn hiệu.
  • Dịch vụ xin giấy phép con khác như: giấy phép cơ sở đủ ĐKANTP; giấy phép công bố thực phẩm, công bố mỹ phẩm; giấy phép kinh doanh vận tải; giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử; đăng ký mã số mã vạch; giấy phép bưu chính; giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học; giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; đăng ký website thương mại điện tử tại Bộ Công Thương; giấy phép lữ hành; giấy đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động; giấy phép quảng cáo; xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm; giấy phép xuất nhập khẩu; giấy phép khuyến mại; giấy phép lao động…(tham khảo thêm tại http://luatanthinh.vn)
  • Dịch vụ tư vấn hợp đồng.
  • Dịch vụ tư vấn thương xuyên cho doanh nghiệp.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp.

Cần tư vấn thêm, quý khách hàng vui lòng liên hệ:


♥ Tran Quan Hoa (Mr)/ Manager

♦ M:0945650585 - 0896650585
♦ E:quanly@luatanthinh.vn
♦ W:http://www.luatanthinh.vn