• Mail: quanly@luatanthinh.vn
  • 0896650585

Hiện nay với nhu cầu học nghề ngày càng tăng cao, các trung tâm dạy nghề ồ ạt thành lập và liên tục tuyển sinh. Tuy nhiên, để trung tâm dạy nghề hoạt động ổn định và lâu dài thì doanh nghiệp cần phải quan tâm đến khung pháp lý liên quan đến hoạt động của trung tâm dạy  nghề nhằm hạn chế các rủi ro pháp lý không đáng có. Để quý khách hàng nắm được các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của các trung tâm này, LUẬT AN THỊNH xin gửi tới quý khách hàng nội dung tư vấn về thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề. Quý khách hàng tham khảo và liên hệ lại LUẬT AN THỊNH khi có bất kỳ vướng mắc nào.

I. THẨM QUYỀN THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: 

1. Thẩm quyền và điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm dạy nghề được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Thẩm quyền thành lập trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập và thẩm quyền cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tư thục được quy định như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh; cho phép thành lập trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập trường trung cấp nghề trực thuộc;

c) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng nghề công lập; cho phép thành lập trường cao đẳng nghề tư thục.

II. ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Việc đăng ký hoạt động dạy nghề được thực hiện theo quy định sau:

a) Doanh nghiệp, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác tổ chức lớp dạy trình độ sơ cấp nghề, đăng ký hoạt động dạy nghề với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sở tại;

b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học tổ chức lớp dạy trình độ trung cấp nghề, đăng ký hoạt động dạy nghề với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sở tại;

c) Cơ sở giáo dục đại học tổ chức lớp dạy trình độ cao đẳng nghề, đăng ký hoạt động dạy nghề tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

a) Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề;

b) Báo cáo thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên, cán bộ quản lý; chương trình, giáo trình dạy nghề đối với những nghề đăng ký hoạt động;

c) Nội quy tổ chức hoạt động dạy nghề của cơ sở.

VI. CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
  • Nghị định số: 139/2006/NĐ-CP.

Các dịch vụ khác tại Luật An Thịnh có thể khách hàng quan tâm:

Cần tư vấn thêm, quý khách hàng vui lòng liên hệ:


♥ Tran Quan Hoa (Mr)/ Manager

♦ M:0945650585 - 0896650585
♦ E:quanly@luatanthinh.vn
♦ W:http://www.luatanthinh.vn