• Mail:
  • 0896650585

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng là hành vi xâm phạm về bảo hộ cũng như quản lý hành chính về lĩnh vực sở hữu trí tuệ và gây ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể nắm quyền sở hữu trí tuệ đó cũng như ảnh hưởng đến xã hội. Vì vậy, những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử phạt một cách nghiêm khắc nhất. Tùy vào mức độ của nó có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự. LUẬT AN THỊNH xin gửi tới quý khánh hàng nội dung tư vấn về xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ để quý khách hàng có thể ngăn chặn các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ như sau:

I. THẾ NÀO LÀ HÀNH VI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ?

Theo Luật sở hữu trí tuệ đối tượng của sở hữu trí tuệ gồm 3 nhóm chính (i) Sở hữu công nghiệp (ii) bản quyền tác giả (iii) quyền liên quan đến giống cây trồng vật nuôi. Do đó, bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với 03 đối tượng nêu trên đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo vệ. Cụ thể, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

(1) Hành vi xâm phạm quyền tác giả

(2) Hành vi xâm phạm quyền liên quan

(3) Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

(4) Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh

(5) Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN CHẶN HÀNH VI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ?

Để có thể ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, điều duy nhất chủ sở hữu cần thực hiện là tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ, việc đăng ký ngoài việc giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ còn giúp chủ sở hữu có thể tiến hành biện pháp hành chính và hình sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với đối tượng đã đăng ký bảo hộ.

Ngoài ra, chủ sở hữu cần có biện pháp cần thiết để khách hàng, người tiêu dùng tự ý thức được việc nên sử dụng sản phẩm chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng để tránh việc sử dụng hàng nhái, hàng giả dẫn đến hậu quả không mong muốn từ việc sử dụng hàng kém chất lượng này.

III. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1. Biện pháp xử lý hành chính

Áp dụng trong các trường hợp sau:

(1) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

(2) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

(3) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

(4) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

2. Biện pháp xử lý dân sự:

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

3. Biện pháp xử lý hình sự:

 Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

IV. THẨM QUYỀN XỬ LÝ XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ những cơ quan sau đây có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp.

(1) Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

(2) Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

(3) Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

V. DỊCH VỤ TẠI LUẬT AN THỊNH

⇒ Tư vấn xác định xem một hành vi nghi ngờ như vậy có được xem là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không;

 Lên phương án thực hiện xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

 Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành điều tra thị trường về  hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ;

 thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan chức năng để nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ;

 Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan chức năng để nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ.


Các dịch vụ khác tại Luật An Thịnh có thể khách hàng quan tâm:

  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh cá thể.
  • Dịch vụ bổ sung, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghệp.
  • Dịch vụ đăng ký bản quyền, đăng ký nhãn hiệu.
  • Dịch vụ xin giấy phép con khác như: giấy phép cơ sở đủ ĐKANTP; giấy phép công bố thực phẩm, công bố mỹ phẩm; giấy phép kinh doanh vận tải; giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử; đăng ký mã số mã vạch; giấy phép bưu chính; giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học; giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; đăng ký website thương mại điện tử tại Bộ Công Thương; giấy phép lữ hành; giấy đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động; giấy phép quảng cáo; xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm; giấy phép xuất nhập khẩu; giấy phép khuyến mại; giấy phép lao động…(tham khảo thêm tại http://luatanthinh.vn)
  • Dịch vụ tư vấn hợp đồng.
  • Dịch vụ tư vấn thương xuyên cho doanh nghiệp.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp.

Cần tư vấn thêm, quý khách hàng vui lòng liên hệ:


♥ Tran Quan Hoa (Mr)/ Manager

♦ M:0945650585 - 0896650585
♦ E:quanly@luatanthinh.vn
♦ W:http://www.luatanthinh.vn