• Mail: quanly@luatanthinh.vn
  • 0896650585

 


Hợp nhất công ty là đã và đang trở thành vấn đề phổ biến hiện nay. Để giúp khách hàng nắm rõ về thủ tục hợp nhất công ty,  LUẬT AN THỊNH xin đưa ra thông tin tham khảo qua bài viết sau, nếu có bất kì vướng mắc gì, quý khách hàng có thể liên hệ LUẬT AN THỊNH để được tư vấn cụ thể.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

- Luật Doanh nghiệp 2020

- Luật Cạnh tranh 2018

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP

II. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN THỰC HIỆN THỦ TỤC HỢP NHẤT CÔNG TY

        Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ HỢP NHẤT CÔNG TY

        Để hợp nhất doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần đáp ứng được một số điều kiện sau:

- Các doanh nghiệp hợp nhất với nhau thống nhất với nhau về thủ tục và điều kiện hợp nhất, phương án sử dụng lao động, thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản… thông qua hợp đồng hợp nhất;

- Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của doanh nghiệp bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;

- Phải thông báo đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện hợp nhất nếu: hợp nhất doanh nghiệp được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam, giá trị giao dịch từ 1.000 tỷ đồng trở lên, thị phần kết hợp của các doanh nghiệp hợp nhất từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

VI. HỒ SƠ THỰC HIỆN THỦ TỤC HỢP NHẤT CÔNG TY

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ hợp nhất doanh nghiệp bao gồm:

- Hồ sơ đăng ký kinh doanh;

- Hợp đồng hợp nhất;

- Biên bản họp về việc hợp nhất doanh nghiệp:

+ Biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

+ Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

- Nghị quyết về việc hợp nhất doanh nghiệp:

+ Nghị quyết của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

+ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp bị hợp nhất.

- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

V. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỢP NHẤT CÔNG TY

Bước 1: Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất (bản chính) bao gồm các nội dung:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị hợp nhất;

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất;

- Thủ tục và điều kiện hợp nhất;

- Phương án sử dụng lao động;

- Thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất;

- Thời hạn thực hiện hợp nhất.

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết.

Bước 3: Tiến hành soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp công ty hợp nhất

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư nơi công ty hợp nhất đặt trụ sở chính

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục Hợp nhất công ty của Công ty Luật An Thịnh. Để được tư vấn về Thủ tục Hợp nhất công ty xin liên hệ Công ty Luật An Thịnh theo số điện thoại 0896.65.05.85 hoặc gửi câu hỏi về Email: quanly@luatanthinh.vn. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.