• Mail: quanly@luatanthinh.vn
  • 0896650585

Nhu cầu thành lập doanh nghiệp hiện nay đang ngày càng tăng cao, số lượng các công ty xuất hiện ngày càng nhiều, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định của pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp. Do đó, LUẬT AN THỊNH xin đưa ra thông tin tham khảo về điều kiện thành lập doanh nghiệp qua bài viết sau đây, nếu có bất kì thắc mắc gì, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến LUẬT AN THỊNH để được tư vấn cụ thể.

I. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có thể là các loại hình sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là cá nhân đầu tư vốn, thành lập và làm chủ. Tất cả các cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân, trừ những trường hợp cá nhân không  có quyền thành lập doanh nghiệp.

Công ty hợp danh: là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty

Công ty cổ phần: là doanh nghiệp, trong đó:

+ vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên:

+ Công ty TNHH một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

II. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1. Điều kiện về đối tượng thành lập

Nhà đầu tư có quyền tự do thành lập doanh nghiệp (bao gồm: tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp, tự do lựa chọn ngành nghề và lĩnh vực đầu tư kinh doanh, tự do lựa chọn mô hình quy mô kinh doanh và số lượng doanh nghiệp để thành lập, quyền lựa chọn tên doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở) trừ các trường hợp bị cấm.

Các đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Cá nhân: phải có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập.

Tổ chức: phải có tư cách pháp nhân để đảm bảo rằng tổ chức đó có tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó.

Các đối tượng không có quyền thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang bị cấm thành lập doanh nghiệp vì các lí do phòng chống tham nhũng, phòng chống cạnh tranh không lành mạnh, phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến công vụ và chức trách đã được trả lương của họ

Cá nhân đang trong thời hạn bị mất, bị hạn chế quyền công dân;

Tổ chức sử dụng sai mục đích các nguồn ngân sách nhà nước được cấp, nhằm thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị;

Một số trường hợp khác.

2. Điều kiện về kinh tế

Việc thành lập doanh nghiệp sẽ được tiến hành với các hoạt động đầu tư vốn, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho một tổ chức kinh tế ra đời, bao gồm văn phòng, nhàn xưởng, máy móc thiết bị, hàng hoá, phương tiện vận chuyển,…

Đối với hoạt động đầu tư vốn: nhà đầu tư sẽ tiến hành góp vốn để thành lập doanh nghiệp. Đối với từng loại hình doanh nghiệp, quy mô, định hướng hoạt động mà mỗi doanh nghiệp sẽ có mức vốn điều lệ khác nhau. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần phải kiểm soát điều kiện vật chất tối thiểu cho hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn, nhà nước ta có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu đối mà doanh nghiệp cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp. Mức vốn điều lệ này được gọi là vốn pháp định. Một số ngành nghề cần đáp ứng điều kiện về mức vốn pháp định như: chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản,…

3. Điều kiện về pháp lý

Điều kiện về pháp lý bao gồm “tiền kiểm” và “hậu kiểm”.

Tiền kiểm là việc kiểm tra các điều kiện cần thiết để nhà đầu tư có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Hậu kiểm là việc kiểm tra các điều kiện doanh nghiệp cần đảm bảo sau khi đã thành lập doanh nghiệp. Các điều kiện hậu kiểm sẽ không bị kiểm tra khi làm thủ tục thành lập mà sẽ bị kiểm tra, giám sát trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, xử lí vi phạm khi bị phát hiện

Các điều kiện về tiền kiểm bao gồm:

Tên doanh nghiệp: nhà đầu tư có quyền lựa chọn tên doanh nghiệp, song, tên doanh nghiệp phải được đặt đúng quy định và không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác. Quy định này nhằm đảm bảo việc cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp sau khi thành lập.

Ngành nghề kinh doanh: nhà đầu tư cũng có quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo không phải các ngành nghề thuộc danh mục bị cấm kinh doanh.

Hồ sơ và lệ phí: Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật và nộp đủ lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Các điều kiện về hậu kiểm bao gồm: Điều kiện về quyền thành lập doanh nghiệp của chủ thể đầu tư vốn, điều kiện về vốn pháp định.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Các dịch vụ khác tại Luật An Thịnh có thể khách hàng quan tâm:

  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh cá thể.
  • Dịch vụ bổ sung, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghệp.
  • Dịch vụ đăng ký bản quyền, đăng ký nhãn hiệu.
  • Dịch vụ xin giấy phép con khác như: giấy phép cơ sở đủ ĐKANTP; giấy phép công bố thực phẩm, công bố mỹ phẩm; giấy phép kinh doanh vận tải; giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử; đăng ký mã số mã vạch; giấy phép bưu chính; giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học; giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; đăng ký website thương mại điện tử tại Bộ Công Thương; giấy phép lữ hành; giấy đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động; giấy phép quảng cáo; xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm; giấy phép xuất nhập khẩu; giấy phép khuyến mại; giấy phép lao động…(tham khảo thêm tại http://luatanthinh.vn)
  • Dịch vụ tư vấn hợp đồng.
  • Dịch vụ tư vấn thương xuyên cho doanh nghiệp.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp.

Cần tư vấn thêm, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

♥ Tran Xuan Hoa (Mr)/ Manager

♦ M

:

0945650585 - 0896650585

♦ E

:

quanly@luatanthinh.vn

♦ W

:

http://www.luatanthinh.vn